- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng cách nào, bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng cách nào, bao lâu có kết quả?
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Duy Mến
Xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng cách nào là một băn khoăn mà rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc khi không may mắc phải bệnh sùi mào gà. Để có thể nắm rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
“Chào bác sĩ, tôi đang nghi ngờ mình bị bệnh sùi mào gà do ở cậu nhỏ xuất hiện nhiều mảng sùi có màu hồng, không đau giống như hoa mào gà. Đây là kết quả của một lần tôi đi “vụng trộm” bên ngoài. Vậy xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng cách nào, bao lâu có kết quả? Rất mong được bác sĩ giải đáp một cách nhanh chóng, xin cảm ơn bác sĩ nhiều”.
Tư vấn của bác sĩ:
Chào bạn, sau đây là toàn bộ giải đáp của các chuyên gia nam học ở phòng khám đa khoa Thái Hà để bạn có thể nắm rõ hơn:
Tại sao nên xét nghiệm bệnh sùi mào gà?
Sùi mào gà là một căn bệnh nguy hiểm do HPV gây ra, loại virus này có thể nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và tiến hành ủ bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện, chữa trị, chúng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản.
Ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ cũng cần tiến hành làm xét nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá cụ thể xem có phải bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà hay không. Dưới đây là những nguyên nhân tại sao nên làm xét nghiệm bệnh sùi mào gà:
Đối với bệnh sùi mào gà ở nam giới:
- Đánh giá các u nhú, nốt sùi xuất hiện ở bộ phận sinh dục nhằm xác định xem đó có phải dấu hiệu của mụn cóc sinh dục hay không.
- Kiểm tra chức năng của bộ phận sinh dục, trực tràng.
- Lấy mẫu dịch ở bộ phận sinh dục đem đi kiểm tra bệnh lậu, sùi mào gà hoặc bệnh chlamydia.
- Lấy mẫu máu đem đi xét nghiệm giang mai hoặc bệnh HIV.
Đối với bệnh sùi mào gà ở nữ giới:
- Kiểm tra các nốt sùi ở vùng kín xem có phải là mụn cóc sinh dục không.
- Kiểm tra một cách tổng quan khu vực khung xương chậu, trực tràng.
- Kiểm tra dịch ở bộ phận sinh dục nhằm chẩn đoán bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, chlamydia.
- Lấy máu đem đi kiểm tra bệnh giang mai, HIV.
Xét nghiệm sùi mào gà bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách xét nghiệm bệnh sùi mào gà, mỗi cách lại có những ưu, nhược điểm riêng. Để có thể chẩn đoán căn bệnh này một cách chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm những xét nghiệm sau:
Xét nghiệm sùi bệnh mào gà bằng axit axetic
Một trong những cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà là xét nghiệm bằng dung dịch axit axetic. Bác sĩ sẽ lấy dung dịch này bôi trực tiếp vào những vị trí, khu vực có u nhú, nốt sùi từ 2 – 5 phút. Trường hợp có nốt sùi ở hậu môn thì cần để lâu hơn, khoảng 15 phút rồi đợi kết quả.
Sau khoảng thời gian đó, nếu nhận thấy mụn sùi, u nhú có hiện tượng chuyển sang màu trắng, nghĩa là người bệnh đã mắc phải bệnh sùi mào gà.
Xét nghiệm máu
Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc phải sùi mào gà nhưng chưa có biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Ưu điểm của cách này là mang lại kết quả cao, nhanh chóng, thực hiện dễ dàng và có chi phí thấp.
Bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân rồi đem đi kiểm tra xem có sự hiện diện của HPV không. Từ đó đưa ra kết luận cụ thể về mức độ, giai đoạn bệnh mà người bệnh mắc phải.
Xét nghiệm bằng mẫu vật
Xét nghiệm sùi mào gà bằng cách nào? Cách xét nghiệm sùi mào gà tiếp theo là các bác sĩ sẽ lấy mẫu vật ở cơ thể bệnh nhân như các u nhú, nốt sùi đem đi kiểm tra, phân tích để xem bên trong các nốt sùi có chứa virus HPV hay không.
Đồng thời, cách này cũng giúp bác sĩ nắm rõ về mức độ, giai đoạn cụ thể của bệnh sùi mào gà ở bệnh nhân. Từ đó sẽ đưa ra kết luận và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm dịch tiết
Ở một số trường hợp, virus HPV có thể cư trú ở dịch trong cơ thể bệnh nhân, cụ thể là dịch niệu đạo ở nam giới hoặc dịch âm đạo ở nữ giới. Do đó, với những trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán sùi mào gà bằng cách làm xét nghiệm dịch tiết để kiểm tra rõ hơn.
Xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng phương pháp HPV Cobas – Test
Đây là phương pháp xét nghiệm được chỉ định cho bệnh nhân nữ, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào chết ở cổ tử cung rồi đem đi kiểm tra. Từ đó giúp tìm ra virus HPV và tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung cùng lúc.
Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp xét nghiệm này có độ nhạy cao, giúp mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng lên tới 90 – 95%. Do đó, rất nhiều địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà uy tín áp dụng cách này để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm bệnh sùi mào gà bằng phương pháp type HPV
Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định virus gây bệnh sùi mào gà, đồng thời tầm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kiểm tra xem có phải bệnh nhân đang bị nhiễm HPV ở thời điểm hiện tại không, nếu có thì là ở tuýp nào, nguy cơ thấp hay cao.
Đối với phương pháp xét nghiệm này, bệnh phẩm mà bác sĩ đem đi xét nghiệm thường ở âm đạo, cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết cổ tử cung, mẫu dịch ở niệu đạo của nam giới. Trường hợp kết quả là dương tính, nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân nên làm xét nghiệm này kết hợp với xét nghiệm Pap Smear nhằm mục đích tầm soát, sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả.
Xem thêm:
- Chi phí chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền
- Địa chỉ xét nghiệm, khám bệnh xã hội ở đâu tốt Hà Nội
- Hình ảnh bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu
Xét nghiệm sùi mào gà bao lâu có kết quả?
Thông thường, thời gian ủ bệnh sùi mào gà không ngắn, thường diễn ra từ 2 – 9 tháng. Trong giai đoạn ủ bệnh, do không có triệu chứng, biểu hiện gì bất thường nên phần lớn các trường hợp mắc bệnh không phát hiện ra bệnh.
Về vấn đề xét nghiệm sùi mào gà bao lâu có kết quả, các chuyên gia cho biết: Sau thời gian phát bệnh nếu tiến hành làm xét nghiệm thì sẽ cho kết quả khả quan hơn. Do đó, đối với những bệnh nhân đang lo lắng, thắc mắc không biết mình có mắc phải bệnh sùi mào gà không thì nên chủ động tới các địa chỉ, phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp mọi người nắm rõ hơn về vấn đề xét nghiệm sùi mào gà bằng cách nào, bao lâu có kết quả, đồng thời giải đáp được cho bạn đọc về vấn đề này. Mọi thắc mắc, băn khoăn cần liên hệ qua khung chat trực tuyến để được các chuyên gia bác sĩ tại phòng khám Thái Hà hỗ trợ đầy đủ, tận tình.
Cập nhật lần cuối: 20-09-2024 11:25:43
- Bệnh sùi mào gà ở lỗ sáo dương vật: Dấu hiệu và cách điều trị
- Bệnh sùi mào gà âm đạo: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Không quan hệ tình dục có thể mắc bệnh sùi mào gà không?
- Phân biệt nhiệt miệng với bệnh sùi mào gà từ dấu hiệu
- Bệnh sùi mào gà ở hậu môn cách chữa
- Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không và cách phòng tránh