2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nguyên nhân do đâu

Lượt xem: 1213

Chậm kinh, trễ kinh 2 tháng hay 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao là băn khoăn của không ít chị em phụ nữ. Có khá nhiều chị em gặp phải hiện tượng này nhưng lại băn khoăn, lo lắng không biết tại sao lại như vậy. Theo các chuyên gia, để biết cụ thể về vấn đề này, mời chị em cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh 2 tháng

Thông thường, một chu kỳ kinh được coi là bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, lượng máu kinh thoát ra ngoài qua âm đạo thường dao động từ 60 – 80ml. Đồng thời, số ngày hành kinh thường diễn ra từ 3 – 7 ngày.

Tuy nhiên, ở một số chị em lại thấy mình bị chậm kinh đến 2 tháng, thậm chí là hơn. Đây được xem là hiện tượng chậm kinh và nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo nghiên cứu, nữ giới thường xuất phát từ những nguyên nhân gây chậm kinh sau:

Do mang thai

Với những chị em đã có quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ thì khi nhận thấy mình bị chậm kinh 2 tháng liền nghĩ ngay là mình đã có thai. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh 2 tháng ở nữ giới.

Trong quá trình giao hợp, khi tinh trùng nhanh chóng bơi được vào âm đạo để tìm đến trứng thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Khi đó, một tín hiệu sẽ được tiết ra đến buồng trứng nhằm ra hiệu tạm dừng quá trình rụng trứng, chuẩn bị bắt đầu cho một quá trình nuôi dưỡng phôi thai trong tử cung.

Tất nhiên, một loại hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) sẽ được cơ thể của nữ giới tiết ra và người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thời gian mình mang thai.

Để kiểm tra, chị em có thể mua que thử hoặc tới các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, siêu âm. Nếu chị em sử dụng que thử thai để xem có phải mình mang thai hay không, hãy nhớ lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng trước khi ngủ dậy nhé.

Tâm trạng căng thẳng

Những áp lực trong cuộc sống, gia đình… hàng ngày có thể khiến nữ giới rơi vào trạng thái stress, lo lắng, căng thẳng và nó lại gây ra rất nhiều vấn đề, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt.

Khi tâm trạng bất ổn, căng thẳng kéo dài liên tục, thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến nội tiết tố. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, lâu dần sẽ khiến trễ kinh 1 tuần; 1, 2 tháng  tháng thậm chí là nhiều tháng liên tiếp.

Hội chứng đa nang buồng trứng

Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh 2 tháng mà nhiều chị em gặp phải. Đa nang buồng trứng là hội chứng khiến nội tiết tố bị rối loạn, mất cân bằng và làm thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể của người phụ nữ.

Hậu quả là làm rối loạn quá trình rụng trứng, gây ra các vấn đề về kinh nguyệt như chậm kinh, trễ kinh, thống kinh, vô kinh. Ngoài ra, nữ giới còn có thêm một số triệu chứng khác như mọc nhiều mụn, mọc nhiều râu, tăng cân đột ngột, thừa cân, béo phì, da mặt nhờn…

Tuyến giáp có vấn đề

Trong y học, tuyến giáp là một tuyến có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ. Bất kỳ các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, nhược giáp đều dễ khiến kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt không đều, chậm kinh, trễ kinh.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trị huyết áp, thuốc trị trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc xạ trị, hóa trị ung thư… có thể chứa thành phần làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời gây ra hiện tượng chậm kinh 2 tháng.

Tốt nhất, khi muốn sử dụng loại thuốc nào, chị em nên đi thăm khám cụ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Những chị em có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, ăn uống không đúng bữa, lười ăn. Hoặc thực hiện các chế độ ăn nghiêm khắc để giảm/tăng cân cũng dễ làm rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến chậm kinh.

Do bệnh lý phụ khoa

Nhiều chị em có bị chậm kinh 2 tháng hoặc hơn có thể là do đang mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm vòi trứng, bệnh u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ, ung thư cổ tử cung, suy buồng trứng…

Phần lớn các bệnh lý phụ khoa đều có chung một số dấu hiệu như: Trễ kinh, chậm kinh, khí hư ra nhiều, ngứa ngáy ở cô bé, đau rát khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, mệt mỏi… Do đó, chị em nên đi thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường.

Ngoài ra, nữ giới bị chậm kinh 2 tháng cũng do một số nguyên nhân khác như lối sống không khoa học, tăng giảm cân thất thường, tập luyện quá sức, các sẹo ở tử cung, cơ quan sinh dục bị khiếm khuyết…

Nguyên nhân 2 tháng không có kinh nguyệt

2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Có khá nhiều chị em băn khoăn, đưa ra thắc mắc liệu 2 tháng không có kinh nguyệt có sao không? Theo các chuyên gia, 2 tháng không có kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản mà bệnh nhân không nên chủ quan, ví dụ:

Ảnh hưởng đến tâm lý

Khi nhận thấy 2 tháng không có hiện tượng “rụng dâu”, chắc hẳn nhiều chị em sẽ luôn cảm thấy lo lắng, bất an, mệt mỏi… và không tập trung vào công việc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hiện tượng chậm kinh trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Với các trường hợp chậm kinh 2 tháng do một số nguyên nhân như rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố, viêm nhiễm phụ khoa, suy buồng trứng, tuyến giáp có vấn đề, buồng trứng đa nang… mà không chữa trị dứt điểm, nhanh chóng thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh – hiếm muộn.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, chậm kinh 2 tháng còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ. Nguyên nhân là do trường hợp chậm kinh do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà không tiến hành khám, chữa kịp thời thì sẽ rất dễ biến chứng thành ung thư (điển hình là ung thư cổ tử cung) đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Hiện tượng chậm kinh 2 tháng hoặc hơn nếu kéo dài có thể dẫn đến vô kinh, tức là không thấy chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nữ giới cần chú ý đến các biểu hiện, triệu chứng đi kèm đau bụng dưới, chóng mặt, vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn, ham muốn tình dục suy giảm…

Xem thêm: 

Phải làm sao khi 2 tháng không có kinh nguyệt?

Ngay khi nhận thấy 2 tháng không có kinh nguyệt, chị em cần bình tĩnh và đi thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Chị em lưu ý là cần phải thăm khám ở các phòng khám phụ khoa uy tín để biết cụ thể nguyên nhân, không nên tự ý đi mua thuốc về chữa trị bởi sẽ rất dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng.

Dưới đây là một số cách khắc phục hiện tượng chậm kinh 2 tháng mà chị em có thể tham khảo:

Nguyên nhân do sử dụng thuốc tránh thai

Với các trường hợp không có kinh nguyệt sau 2 tháng mà nguyên nhân là do lạm dụng thuốc tránh thai, bác sĩ sẽ xem xét và kê loại thuốc ngừa thai khác phù hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên sử dụng thêm các biện pháp ngừa thai khác mà không chỉ riêng thuốc tránh thai.

Trước khi sử dụng thuốc, cần tham khảo kỹ về liều lượng, cách sử dụng thuốc từ bác sĩ.

Về nguyên nhân do chế độ sinh hoạt

Bệnh nhân cần phải thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình sao cho phù hợp, có khoa học, tập luyện hợp lý để giúp chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái cân bằng, giúp chu kỳ kinh diễn ra đều đặn.

Trường hợp cần giảm/tăng cân, nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để nhận được lời khuyên thích hợp về chế độ dinh dưỡng, luyện tập.

Nguyên nhân do viêm nhiễm phụ khoa

Đối với những trường hợp bị chậm kinh 2 tháng do mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tùy vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh nên tiến hành chữa trị sớm để tránh gặp phải các tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản về sau.

Trên đây là những giải đáp về 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao, hy vọng chị em đã nắm rõ hơn. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn gì, hãy nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể của các chuyên gia bác sĩ tại phòng khám Thái Hà nhé.


 

Cập nhật lần cuối: 23-09-2024 17:46:14