10 cách chữa trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả nhất tại nhà hiện nay

Lượt xem: 1804

Theo những thống kê gần đây cho thấy, bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến và đang có nguy cơ bùng phát. Dựa vào vị trí hình thành của các búi trĩ mà bệnh trĩ được chia làm trĩ nội, trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp là dạng trĩ nguy hiểm trong các dạng bệnh trĩ. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp để cùng phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời qua bài viết sau.

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

❌ Trĩ hỗn hợp là gì? Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, chúng bị suy yếu dần và sa xuống, tạo nên các búi trĩ hậu môn.

❌ Nếu như các búi trĩ nội nằm ở bên trên đường lược hậu môn, các búi trĩ ngoại nằm ở bên dưới đường lược thì bệnh trĩ hỗn hợp có các búi trĩ xuất hiện ở cả hai vị trí này. Có thể nói bệnh trĩ hỗn hợp là tổng hợp bệnh trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra trong cùng một thời điểm.

❌ Không như các dạng bệnh trĩ khác có giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh trĩ hỗn hợp hình thành khi trĩ ngoại đã nặng, trĩ nội đã đến cấp độ 3 có thể là trĩ nội độ 4. Ở giai đoạn này, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống người bệnh.

Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp

Cũng như các dạng trĩ nội và trĩ ngoại, biểu hiện đặc trưng của trĩ hỗn hợp là hiện tượng chảy máu và sa búi trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp còn có một số đặc điểm nhận biết khác như đại tiện khó khăn, khu vực hậu môn ẩm ướt. Cụ thể:

Chảy máu biểu hiện thường gặp của trĩ hỗn hợp

Hiện tượng đi ngoài ra máu, chảy máu ở khu vực hậu môn của trĩ hỗn hợp không còn thầm lặng như ở trĩ nội và trĩ ngoại, chúng xuất hiện “rầm rộ”, lượng máu chảy ra nhiều, có thể nhỏ từng giọt hoặc bắn thành tia.

Máu chảy ra thường là do các búi trĩ ở trên và dưới đường lược hậu môn bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do táo bón, tiêu chảy dẫn đến đi ngoài phân cứng, hoặc hoạt động va chạm mạnh, làm xây xước các các búi trĩ hậu môn… Tình trạng chảy máu nhiều có thể khiến bệnh nhân trĩ bị thiếu máu, các triệu chứng thường thấy như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, choáng và thậm chí là ngất.

Sa búi trĩ là dấu hiệu phát hiện sớm trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là tổng hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu như các búi trĩ ngoại có thể sa ra ngoài hậu môn ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thì trĩ nội cấp độ 2,3 trở đi mới có dấu hiệu này. Như vậy ngay từ giai đoạn đầu của trĩ hỗn hợp, bệnh nhân đã xuất hiện các búi trĩ hậu môn, dễ dàng quan sát từ bên ngoài. Sa búi trĩ gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu ở hậu môn, gây đau đớn mỗi khi đi lại.

Đại tiện khó khăn

Hầu hết bệnh nhân mắc trĩ đều gặp khó khăn trong vấn đề đi đại tiện, đại tiện khó hoặc có thể là không thể đi đại tiện, đại tiện có lẫn với máu do niêm mạc hậu môn bị tổn thương, đau rát hậu môn trong mỗi lần đi, cảm giác đại tiện không hết phân... tình trạng kéo dài khiến bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp sợ và không dám đi đại tiện mặc dù đã rất buồn. Tuy nhiên, càng sợ không dám đi thì phân càng khô cứng, càng khó bài tiết, bệnh càng có nguy cơ nặng thêm.

Khu vực hậu môn ẩm ướt, chảy dịch

Bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp có các búi trĩ xuất hiện cả bên trong và ngoài ống hậu môn, khiến cho cơ vòng hậu môn không thể khép lại, dịch nhầy ở ống hậu môn tiết ra gây ẩm ướt, chảy dịch. Khu vực hậu môn chảy dịch ẩm ướt là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp, người mắc bệnh trĩ hỗn hợp cũng có hiện tượng này. Nếu bệnh nhân không chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn cùng vi nấm phát sinh và phát triển, gây ra viêm nhiễm hậu môn.

Mức độ nguy hiểm của trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp thường sảy ra khi cả khi cả trĩ nội và trĩ ngoại đã ở những giai đoạn nặng. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để sẽ gây nhiều biến chứng khó lường đến sức khỏe người bệnh:

Gián đoạn sinh hoạt và làm việc: Các triệu chứng đại tiện ra máu, đau rát khi đi đại tiện, các búi trĩ lúc nào cũng thường trực ở hậu môn… khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, tinh thần không thoải mái.

Tắc mạch búi trĩ: Búi trĩ với kích thước lớn có thể bị vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu ở hậu môn. Hiện tượng này thường gặp ở tắc mạch trĩ ngoại hơn so với tắc mạch trĩ nội.

Nghẹt búi trĩ: Hình thành khi các búi trĩ sa ra ngoài, bị tắc và phù nề nên không thể thụt lại vào bên trong lòng trực tràng được.

Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn hình thành khi các khe, nhú trong ống hậu môn bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng ngứa ngáy, nóng rát. Khi soi hậu môn thấy các khe nhú này phù nề, sưng đỏ.

Bội nhiễm: Ống hậu môn thường là nơi chứa phân trước khi được thải ra ngoài nên có vô số vi khuẩn gây bệnh. Khi các búi trĩ thòi ra ngoài và bị chảy máu liên tục sẽ dễ bị bội nhiễm.

  • phòng khám đa khoa hiện đại
  • phòng khám nam khoa uy tín tại hà nội

Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả

Bệnh trĩ hỗn hợp bao gồm cả các búi trĩ nội, trĩ ngoại nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn hơn so với việc điều trị đơn lẻ. Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay bao gồm: Điều trị nội khoa sử dụng thuốc, và can thiệp ngoại khoa (thắt búi trĩ bằng vòng cao su, phẫu thuật cắt trĩ và điều trị bằng laser... ) Tuy nhiên, bệnh trĩ hỗn hợp hình thành khi các búi trĩ nội, ngoại đã phát triển đến mức độ nặng, việc sử dụng thuốc thường cho tác dụng chậm, kém hiệu quả nên cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tốt chỉ có trực tiếp đến các phòng khám trĩ để can thiệp ngoại khoa.

Thắt vòng cao su chữa trĩ hỗn hợp: Thường áp dụng khi búi trĩ hỗn hợp lòi ra ngoài hậu môn được 6-8 tuần. Vòng cao su sẽ thắt chặt chân các búi trĩ để ngăn chặn lượng máu đi nuôi các búi trĩ. Dần dần, các búi trĩ sẽ bị hoại tử và biến mất. Nhược điểm của biện pháp này là gây ra nhiều đau đớn, nếu không cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng.

Điều trị bệnh trĩ hỗ​n hợp bằng laser: Phương pháp này sử dụng chùm tia laser để đốt búi trĩ, niêm mạc trĩ bị se lại và teo dần. Sau đó, bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa cắt đi các búi trĩ này.

Chữa bệnh trĩ bằng kỹ thuật HCPT: HCPT là là cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiện đại và tiên tiến hiện nay. Công nghệ này sử dụng nhiệt điện trường để tạo nhiệt, “cắt đi” các búi trĩ hậu môn mà không cần sử dụng dao mổ, thời gian tiểu phẫu chỉ trong vòng 20-30 phút. So với phương pháp truyền thống, điều trị bệnh trĩ bằng HCPT mang lại nhiều ưu điểm như: tổn thương được giảm đến mức thấp , không gây đau đớn và không có chảy máu, bảo tồn cơ vòng hậu môn tự nhiên, bệnh nhân không cần phải nằm viện.

  • Bạn cần biết: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt trên Hà Nội?

Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu, biểu hiện phát hiện sớm bệnh trĩ hỗn hợp cách điều trị bệnh hiệu quả được chia sẻ bởi các chuyên gia phòng khám đa khoa thái hà đống đa hà nội. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ theo số 0366.880.866 để được tư vấn thêm.

  1. 19 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội 2024
  2. Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Bảng giá chữa bệnh trĩ 2024

 

Cập nhật lần cuối: 18-03-2024 10:48:05