- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Bệnh trĩ /
- Búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
Búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lại Kiều Hoa
Hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu và còn gây ra rất nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt. Không chỉ vậy, búi trĩ bị lồi ra ngoài cũng cảnh báo tình trạng bệnh đang diễn biến nặng hơn nên bạn tuyệt đối không được chủ quan mà phải thăm khám càng sớm càng tốt. Vậy người bệnh làm sao để búi trĩ thụt vào trong tránh gây đau và viêm nhiễm? Mời bạn đọc theo dõi bài viết để cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề bị lòi trĩ phải làm sao cũng như cách chữa trị hiệu quả an toàn hiện nay.
Hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài là như thế nào?
Búi trĩ lòi ra ngoài được hiểu là tình trạng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Triệu chứng trĩ lồi ra ngoài thường sẽ xuất hiện khi mức độ trĩ của người bệnh đã chuyển nặng, đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng giãn ra quá mức nên búi trĩ cũng phát triển lớn hơn. Vì thế mà người bệnh sẽ dễ nhận thấy được búi trĩ ở ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu.
Tùy thuộc mỗi trường hợp sa búi trĩ với từng loại trĩ và giai đoạn cụ thể mà các biểu hiện bệnh cũng có sự khác biệt, bao gồm:
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài do bệnh trĩ nội
Búi trĩ nội hình thành ở bên trong lòng ống hậu môn nên khi mới khởi phát thì bệnh nhân không phát hiện được. Sau một thời gian bị đi đại tiện ra máu, trĩ nội sẽ dần tăng kích thước và bị sa xuống khỏi hậu môn. Hiện tượng này xuất hiện ở những người mắc bệnh trĩ nội độ 2 trở lên, cụ thể như dưới đây:
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sẽ bắt đầu tăng lên về kích thước, khi đi đại tiện bị lồi ra ngoài nhưng sau đó vẫn có khả năng tự thụt lại được vào bên trong.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ phát triển thêm, có trọng lượng lớn nên không thể tự co lại sau khi người bệnh đại tiện xong mà bệnh nhân sẽ phải dùng tay để tác động đẩy lên.
- Trĩ nội độ 4: Đây cũng là mức độ bệnh nặng nhất khi búi trĩ nội thường xuyên nằm phía ngoài hậu môn. Người bệnh dù có tác động đẩy búi trĩ vào trong thì ngay lập tức cũng sẽ bị sa xuống dưới gây đau đớn, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài do bệnh trĩ ngoại
Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại sẽ hình thành ở ngoài rìa của hậu môn và nằm ngay bên dưới một lớp da mỏng. Người bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết được sự xuất hiện của búi trĩ ngay từ thời điểm mới khởi phát. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ ngoại sẽ chỉ nhỏ như hạt đậu nên có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào. Tuy nhiên, khi càng ở mức độ nặng hơn thì trĩ ngoại lại càng tăng kích thước, rất dễ nhiễm trùng hay thậm chí còn che kín gây tắc hậu môn.
Nguyên nhân tại sao búi trĩ lòi ra ngoài?
Để biết chính xác bị lòi trĩ phải làm sao thì trước tiên người bệnh cần được chẩn đoán rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như mức độ bệnh lý hiện tại như thế nào. Như chúng ta đã biết, hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài do tĩnh mạch hậu môn sa giãn quá mức và búi trĩ ngày càng to dần lên, sau đó bị sa xuống khỏi hậu môn đặc biệt là khi bệnh nhân đi đại tiện. Bên cạnh đó, búi trĩ lồi ra ngoài còn xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ khác như:
- Người bệnh dùng sức để rặn mỗi lần đi đại tiện gây áp lực nặng cho búi trĩ và dần dần chúng sẽ bị lòi ra bên ngoài hậu môn, nhất là ở trường hợp táo bón mãn tính.
- Có thói quen ngồi đại tiện trong thời gian dài.
- Người thường xuyên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu, liên tục ngồi xổm.
- Nguy cơ sa búi trĩ cũng có khả năng do quá trình mang thai hoặc sau khi sinh làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng.
- Người thừa cân, béo phì với trọng lượng cơ thể nặng cũng tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển nhanh và lòi ra phía ngoài hậu môn.
- Một số yếu tố nguy cơ khác khiến búi trĩ dễ bị lòi ra ngoài còn phải kể đến như lối sống lười vận động, ăn nhiều đồ dầu mỡ, thiếu chất xơ, uống ít nước, lạm dụng các chất kích thích…
Búi trĩ lòi ra ngoài có gây nguy hiểm không?
Việc nhiều người lo lắng búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao là điều dễ hiểu. Bởi tình trạng này sẽ không chỉ gây phiền toái đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày mà còn để lại những biến chứng khó lường nếu không can thiệp xử lý cho kịp thời, cụ thể là:
- Người bệnh dễ thiếu máu mãn tính do bị đi ngoài ra máu kéo dài, sức khỏe giảm sút với các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau nhức đầu, da xanh xao…
- Búi trĩ ngày càng phình to, thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn mà không thể đưa lại vào bên trong khiến ống hậu môn tắc nghẽn và cản trở quá trình đại tiện.
- Các tĩnh mạch bị tắc nghẽn khiến cho quá trình lưu thông máu không được diễn ra như bình thường, sau đó tạo thành nhiều cục máu đông làm búi trĩ sưng to, đau rát.
- Búi trĩ lòi ra ngoài kèm theo tiết dịch nhầy từ hậu môn khiến vùng này ẩm ướt thường xuyên, từ đó vi khuẩn dễ phát triển và hậu quả là gây ra nhiễm trùng.
- Một biến chứng khác do sa búi trĩ kéo dài đó là xuất hiện ổ áp xe hậu môn, viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc thậm chí còn nhiễm trùng vào máu vô cùng nguy hiểm.
Click vào ảnh để nhận ưu đãi khám trĩ, soi hậu môn chỉ 260k và giảm 30% chi phí tiểu phẫu
Cách chữa trị búi trĩ bị lòi ra ngoài hiệu quả
Về vấn đề làm sao để búi trĩ thụt vào, các chuyên gia cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý khác nhau nhưng cần phải dựa vào tình trạng ở mỗi trường hợp người bệnh cụ thể để đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp. Bệnh nhân vì thế cần đến gặp bác sĩ trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và được tư vấn búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn bị lòi trĩ phải làm sao thì có thể tham khảo những biện pháp xử lý trong từng trường hợp được chia sẻ ngay dưới đây:
1. Các biện pháp cải thiện tình trạng trĩ lòi ra ngoài tại nhà
Trường hợp bệnh nhân mới bị sa búi trĩ ở mức độ nhẹ, trĩ vẫn có khả năng tự co lại được vào trong thì bác sĩ có thể tư vấn áp dụng một vài biện pháp tại nhà giúp cải thiện như:
- Thay đổi thói quen ăn uống cho hợp lý, nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…
- Uống đầy đủ nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa táo bón.
- Chườm mát hậu môn để giảm đau rát và giúp búi trĩ co lại.
- Không nhịn đại tiện, tránh rặn mạnh và không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Tích cực vận động cơ thể với các bài tập phù hợp, tránh ngồi một chỗ nhiều giờ.
2. Cách chữa búi trĩ lòi ra ngoài bằng mẹo dân gian
Nhiều người từ trước đã áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ dân gian giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế sự phát triển của búi trĩ, điển hình như là:
- Rau diếp cá: Diếp cá có tác dụng kháng viêm, giải độc và giảm đau nhức do tình trạng trĩ gây ra. Vì vậy bạn có thể ăn sống rau diếp, xay lấy nước uống hàng ngày hoặc đun nước từ lá diếp cá để tiến hành xông hậu môn cũng có hiệu quả tốt.
- Nha đam: Gel nha đam có công dụng chống viêm, giảm kích ứng đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương. Cũng bởi điều này mà từ trước đây đã có nhiều người sử dụng nha đam thoa trực tiếp vào hậu môn giúp giảm đau ngứa và làm co búi trĩ.
- Nghệ tươi: Củ nghệ chứa thành phần curcumin sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ phục hồi các tổn thương do trĩ. Bạn cần lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch, giã nhuyễn rồi pha thêm một ít nước lọc và dùng bông thấm nước nghệ thoa vào búi trĩ.
- Lá cây vông: Lá vông cũng là thảo dược tốt cho người mắc trĩ nhờ tác dụng tiêu viêm và giảm sưng. Có 2 mẹo chữa trĩ để bạn tham khảo gồm đun lá cây vông lấy nước uống hoặc hơ nóng một vài lá rồi đắp lên hậu môn giúp búi trĩ co lại.
Người bệnh lưu ý những cách chữa bệnh trĩ tại nhà sẽ có hiệu quả khác nhau do phải phụ thuộc cơ địa từng người. Các bài thuốc dân gian cũng đều chỉ giúp hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không thể thay thế được những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng y học hiện đại.
3. Cách điều trị búi trĩ lòi ra ngoài bằng thuốc
Nếu như tình trạng bệnh trĩ chưa quá nghiêm trọng thì thông thường người bệnh được ưu tiên áp dụng phương pháp nội khoa để điều trị. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp với bệnh tình của mỗi người, bao gồm thuốc kháng sinh, chống viêm, cầm máu, thuốc nhuận tràng, thuốc làm bền thành mạch… sử dụng theo đường uống kết hợp đường bôi nhằm mục đích làm búi trĩ co lại, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm.
Bệnh nhân chú ý chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tùy tiện thay đổi liều lượng hoặc tự mua thuốc về dùng vì rất dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn cũng như gây ảnh hưởng cho cả quá trình điều trị.
4. Can thiệp thủ thuật chữa trị búi trĩ lòi ra ngoài
Người bệnh trĩ cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số loại thủ thuật để xử lý khi búi trĩ bị lòi ra ngoài. Điển hình là biện pháp thắt vòng cao su búi trĩ, chích xơ búi trĩ, phương pháp quang đông hồng ngoại hoặc đốt laser… Mỗi loại thủ thuật lại có quy trình tiến hành khác nhau nhưng nhìn chung là không quá phức tạp.
Tuy nhiên, người bệnh hãy lưu ý trước những thủ thuật chữa bệnh trĩ kể trên vẫn có nguy cơ xảy ra các biến chứng gồm chảy máu, đau rát, sưng tấy hậu môn, nhiễm trùng… Bệnh nhân phải đảm bảo chọn đến các đơn vị y tế uy tín để làm thủ thuật điều trị bệnh trĩ một cách an toàn, ngăn ngừa tối đa khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
5. Điều trị búi trĩ lòi ra ngoài hiệu quả bằng phương pháp HCPT
Phương pháp HCPT ứng dụng công nghệ sóng cao tần hiện đang được đánh giá là kỹ thuật điều trị bệnh trĩ hiệu quả tốt, an toàn không gây biến chứng cho sức khỏe. Đây là phương pháp không cần dùng đến các loại dụng cụ như dao, kéo dễ gây tổn thương mà sẽ áp dụng nguyên lý sinh nhiệt từ sóng cao tần để chữa bệnh.
Cụ thể, HCPT dựa trên nguyên lý ứng dụng sóng cao tần giúp sản sinh các ion mang điện, tiến hành trao đổi tại tế bào với mục đích làm đông, thắt nút mạch máu để cắt nguồn nuôi dưỡng búi trĩ. Sau khi xác nhận và cố định vị trí búi trĩ cần cắt thì bác sĩ nhanh chóng kéo lớp niêm mạc bị sa xuống rồi tiến hành loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.
Quá trình điều trị bệnh trĩ bị lòi ra ngoài bằng phương pháp HCPT có rất nhiều ưu điểm như:
- Tiểu phẫu nhanh chóng hoàn thành, không gây ra tình trạng bỏng rát cho bệnh nhân.
- Người bệnh ít bị chảy máu và cũng không đau đớn nhiều nhờ vào công nghệ xâm lấn tối thiểu.
- Không cần nằm viện, có thể hồi phục sức khỏe thuận lợi mà không gặp biến chứng.
- Tránh để lại sẹo xấu giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa tái phát.
Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín an toàn - Phòng khám Thái Hà
Người bệnh đang gặp phải tình trạng búi trĩ bị sa xuống dưới hậu môn nhưng không biết búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao và địa chỉ khám chữa ở đâu tốt thì có thể lựa chọn phòng khám đa khoa Thái Hà để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Phòng khám bệnh trĩ Thái Hà đã được cơ quan Sở Y tế cấp phép hoạt động và luôn đảm bảo quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp. Khi chọn đến phòng khám Thái Hà, người bệnh sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ chất lượng như:
- Thăm khám, điều trị bệnh trĩ bởi đội ngũ những bác sĩ có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn và luôn chu đáo, sẵn sàng tư vấn sức khỏe tận tình cho bệnh nhân.
- Áp dụng phương pháp HCPT hiện đại trong quá trình chữa bệnh trĩ và mang lại cho người bệnh hiệu quả tối ưu, bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như phòng ngừa tái phát.
- Kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh trĩ sẽ luôn có tính chuẩn xác cao khi phòng khám đưa vào sử dụng hệ thống máy móc thăm khám và thiết bị y tế tiên tiến.
- Tiểu phẫu điều trị bệnh trĩ diễn ra cẩn thận, an toàn, tránh để xảy ra nguy cơ lây nhiễm chéo nhờ việc phòng khám chú trọng đến quá trình vệ sinh an toàn y tế.
- Chi phí chữa bệnh trĩ của từng người bệnh đều công khai rõ ràng, khoản thu hợp lý và bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cụ thể trước khi điều trị giúp bệnh nhân chuẩn bị tốt hơn.
- Phòng khám bảo mật tốt tất cả các thông tin cá nhân và hồ sơ thăm khám của người bệnh, không làm lộ ra ngoài để tránh ảnh hưởng sự riêng tư của bệnh nhân.
- Nhân viên y tế phòng khám Thái Hà làm việc bằng thái độ nhiệt tình, thân thiện với người bệnh và luôn hỗ trợ một cách kịp thời để người bệnh có tâm lý thoải mái.
- Giờ thăm khám bệnh linh hoạt, người bệnh dễ dàng lựa chọn đến khám trong khoảng thời gian từ 8h00 - 20h00 tất cả mọi ngày trong tuần (bao gồm lễ, tết).
- Người bệnh có thể đặt lịch hẹn sớm với phòng khám qua hotline/Zalo để nhận ưu đãi khám trĩ chỉ 260.000 VNĐ và giảm 30% chi phí tiểu phẫu hoặc trị liệu.
Trên đây là giải đáp về vấn đề búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao và gợi ý cách điều trị hiệu quả cho người bệnh. Khi nhận thấy tình trạng búi trĩ lồi ra ngoài thì bệnh nhân cần chủ động đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn biện pháp xử lý đảm bảo an toàn, tránh gây ra biến chứng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu như còn điều gì khác vẫn đang thắc mắc hoặc cần đặt lịch hẹn khám trĩ, bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ hotline 0378.669.440 để được các bác sĩ sẵn sàng hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 14-04-2025 10:03:45
- Hình ảnh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp qua các giai đoạn
- Bệnh trĩ: Biểu hiện và cách chữa trị bệnh trĩ
- Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?
- 11 Cách làm co búi trĩ ngoại hiệu quả nhất tại nhà giúp teo xẹp trĩ
- 14 cách chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả nhất tại nhà
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau sam và những điều cần lưu ý