Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Lượt xem: 1771

Chào bác sĩ, tôi mới sinh em bé cách đây năm tháng. Trong thời kì mang thai, tôi được bồi bổ khá nhiều thịt cá, các thực phẩm bổ dưỡng vì muốn con phát triển khỏe mạnh. Dù đã cố gắng ăn nhiều rau và uống nhiều nước nhưng tôi vẫn thường bị táo bón trong thời gian thai kì. Cách đây khoảng 2 tháng, mỗi khi đại tiện tôi thấy bị đau rát nhiều hơn và đôi khi xuất hiện máu trong phân. Tôi có tìm hiểu thấy đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội ở cấp độ nhẹ nhưng do đang cho con bú nên tôi không dám sử dụng thuốc tùy tiện. Tình trạng bệnh của tôi như vậy thì có gây nguy hiểm không và hướng điều trị như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp. (Đào Mai – Đống Đa – Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp Phòng khám đa khoa Thái Hà. Để giải đáp cho băn khoăn, lo lắng của bạn về vấn đề bệnh trĩ nội có nguy hiểm không chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về bệnh trĩ nội cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ nội là bệnh lí rất phổ biến xảy ra ở khu vực trực tràng hậu môn. Bệnh hình thành do chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng cách dẫn đến táo bón lâu ngày, áp lực lên trực tràng, hậu môn gia tăng khiến các tĩnh mạch tại đây bị giãn nở, căng phồng quá mức và hình thành búi trĩ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do áp lực từ khối lượng thai nhi và quá trình sinh nở. Búi trĩ nội hình thành ở bên trong ống hậu môn nên người bệnh thường khó phát hiện hơn.

Thông thường, khi trĩ nội phát triển đến cấp độ 2 hoặc 3 với biểu hiện búi trĩ thường xuyên bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện, người bệnh mới nhận biết được và đi chữa trị. Trong trường hợp của bạn, những dấu hiệu miêu tả trùng khớp với biểu hiện của bệnh trĩ nội ở cấp độ nhẹ. Đây là thời điểm lí tưởng để bạn chữa bệnh trĩ hiệu quả, dứt điểm và bớt tốn kém . Bệnh trĩ nội nếu để diễn tiến lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

  • chi phí chữa bệnh trĩ
  • khám bệnh trĩ ở hà nội

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội khi phát triển đến một mức độ định sẽ gây ra một số tình trạng và biến chứng nguy hiểm sau:

Sa nghẹt búi trĩ: Ở trĩ nội giai đoạn cuối, các búi trĩ bị sa hẳn ra ngoài hậu môn, do kích thước quá lớn không thể đẩy vào trong được nữa. Cơ vòng ép chặt khiến máu không thể lưu thông tới các búi trĩ, gây nên tình trạng căng tức, đau nhức hậu môn. Lâu dần dẫn đến sa nghẹt búi trĩ.

Hoại tử hậu môn: Thời gian búi trĩ ở ngoài hậu môn càng dài, nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ càng cao. Các chất thải tích tụ kết hợp với môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Nếu không có phương pháp loại bỏ búi trĩ kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ và hoại tử hậu môn.

Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ nội có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị co hậu môn, đại tiện khó khăn. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể đại tiện không tự chủ do cơ hậu môn bị xâm lấn.

Bệnh da liễu: Khi bị trĩ nội, búi trĩ sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy kèm theo hiện tượng chảy máu khiến hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.

Nhiễm trùng máu: Apxe hậu môn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Khi các apxe xuất hiện sẽ gây thêm những triệu chứng nghiêm trọng khác như xuất huyết, tích tụ độc tố. Vi khuẩn có thể xâm nhập ngược vào trong thông qua các apxe dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng máu.

Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ nội có thể khiến một số tĩnh mạch tại hậu môn bị tổn thương, ảnh hưởng đến một số cơ quan trong hệ thần kinh gây nên tình trạng đau lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ ở niệu đạo…

  • phòng khám tốt hà nội
  • phòng khám nam khoa uy tín

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội

Để điều trị và phòng tránh bệnh trĩ bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

- Ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ, trái cây tươi và các thực phẩm nhuận tràng.

- Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây tươi, sinh tố hoa quả, các loại nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc như: nước ép rau má, sinh tố rau diếp cá…

- Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu dễ gây áp lực lên các cơ trực tràng, hậu môn.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giúp khí huyết lưu thông.

- Với trường hợp trĩ nội ở cấp độ nhẹ, có thể áp dụng phương pháp xông hậu môn bằng các bài thuốc tự nhiên, tại nhà để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại phòng khám đa khoa thái hà hà nội về câu hỏi bệnh trĩ nội có nguy hiểm không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, triệt để. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh trĩ nội và các phương pháp điều trị trĩ nội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0366.880.866 hoặc click vào hộp chat dưới đây để được trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.

  1. 19 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội 2024
  2. Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Bảng giá chữa bệnh trĩ 2024

Cập nhật lần cuối: 18-03-2024 10:35:38