Đi tiểu buốt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Lượt xem: 1621

Tình trạng đi tiểu buốt thường không khó gặp và hầu như ai cũng từng mắc một lần trong đời. Có những trường hợp đi tiểu buốt chỉ một vài lần là khỏi nhưng cũng có người kéo dài trong một thời gian và gây khó chịu cho người bệnh. Đi đái buốt là biểu hiện cho thấy đường tiết niệu đang bị nhiễm khuẩn cần có phương pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh phát triển nặng. Cùng bài viết tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị của tình trạng đi tiểu buốt.

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Mọi người sẽ dễ hình dung về hiện tượng tiểu buốt là cảm giác nóng rát, đau nhói mỗi khi đi tiểu tiện do sự kích thích của niệu đạo và bàng quang. Nguyên nhân khiến chúng ta đi tiểu buốt là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng cả trên và dưới.

phòng khám nam khoa ở đâu tốt nhất uy tín

Click vào ảnh để được tư vấn sức khỏe trực tiếp miễn phí từ bác sĩ chuyên khoa

Muốn chữa tình trạng tiểu buốt cần phải tìm ra nguyên nhân tiểu nhiều tiểu buốt do đâu và tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Theo các bác sĩ chuyên khoa giỏi tại phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt, cụ thể như:

1. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng đi tiểu nhiều tiểu buốt. Bởi vì vi khuẩn khi xâm nhập và đại tràng, hậu môn sẽ lội ngược dòng lên đường nước tiểu của người bệnh, từ đó gây viêm nhiễm. Các bộ phận trong đường tiết niệu đều có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập như bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo,...

Số lượng nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường cao hơn so với nam giới, đặc biệt ở những người đang mang thai hoặc trong tình trạng mãn kinh. Điều này được lý giải do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới nên mầm bệnh xâm nhập và di chuyển cũng dễ dàng hơn.

Một số biểu hiện cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu như:

  • Đi tiểu nhiều tiểu nóng rát nhưng lượng nước tiểu không nhiều
  • Màu nước tiểu dục, có màu như nước trà đặc hoặc kèm thêm máu
  • Nước tiểu nặng mùi và cả nam giới, nữ giới đều cảm thấy đau ở vùng chậu, trực tràng

2. Do mắc bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục

Đi đái buốt và đái nhiều có thể là triệu chứng của các bệnh xã hội thường gặp (gọi tắt là S TIs) như: sùi mào gà, nấm chlamydia, bệnh lậu,... Các bệnh xã hội thường có các triệu chứng tương đối giống nhau và giai đoạn đầu không biểu lộ rõ, do đó nhiều người bệnh chủ quan không phát hiện ra bản thân mắc bệnh.

Những người quan hệ tình dục không an toàn thường dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây ra tình trạng đi đái buốt. Cách phù hợp là người bệnh cần đi khám, kiểm tra để xác định bản thân mắc phải căn bệnh xã hội nào và có biện pháp điều trị sớm.

Khi mầm bệnh xã hội đã đi vào cơ thể thì rất khó điều trị dứt điểm nên không thể bệnh tự khỏi được. Ngoài ra nếu để bệnh phát triển nặng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và cả khả năng sinh sản của chính họ.

3. Do bị viêm tuyến tiền liệt

Chỉ có ở nam giới mới có tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang và bao bọc niệu đạo sau. Đối tượng mắc bệnh thường là những người trong độ tuổi trung niên hoặc những người trẻ có thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà khi bị viêm tuyến tiền liệt nam giới sẽ có các biểu hiện như:

  • Đau rát mỗi khi đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm
  • Cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng không có nhiều nước tiểu
  • Nước tiểu đục và có thể có máu
  • Đau bụng dưới, đau vùng đáy chậu, đau mỗi khi xuất tinh
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ,...

phòng khám nam khoa ở đâu tốt nhất uy tín

Ưu đãi khám nam khoa tổng quát chỉ với 320k - Liên hệ 0378.669.440 (gọi hoặc kb zalo) miễn phí

Biến chứng của viêm tuyến tiền liệt rất nguy hiểm đến thể chất cơ thể cũng như sức khỏe của nam giới, do đó khi gặp phải tình trạng đi đái buốt nam giới tuyệt đối không được chủ quan.

4. Do viêm niệu đạo

Những người bị viêm niệu đạo thường có triệu chứng đau bộ phận sinh dục và đau khi đi tiểu. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua cửa âm đạo hoặc đầu dương vật, đặc biệt người có thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng gặp khi bị viêm niệu đạo đó là:

  • Cảm giác mót tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước không nhiều
  • Ngoài ra người bệnh sẽ có cảm giác buốt rát ở niệu đạo, màu nước tiểu lạ, có lẫn máu tươi hoặc có mủ
  • Lỗ tiểu sưng đỏ, chảy ra chất dịch nhầy trắng xanh, người bệnh cảm thấy đau nhức bộ phận sinh dục, đặc biệt khi quan hệ tình dục

5. Do bị viêm bàng quang

Viêm bàng quang là căn bệnh rất phổ biến chiếm hơn 50% trên tổng số ca nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó khi gặp hiện tượng tiểu nhiều tiểu buốt nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bàng quang đang gặp vấn đề.

Viêm bàng quang có thể chữa khỏi khi triệu chứng đi đái buốt không quá nặng, nhưng khi vi khuẩn phát triển và biến chứng sang các bộ phận khác sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường. Đầu tiên phải kể đến là nguy cơ viêm đài bể thận và từ đó biến chứng sang suy thận.

Những triệu chứng khi bị viêm bàng quang mọi người có thể tham khảo:

  • Tiểu nhiều tiểu buốt và tiểu ra máu có mùi hôi
  • Đau bụng dưới, đau hai bên lưng
  • Trường hợp trẻ em bị viêm bàng quang có thể sẽ khiến bé tè dầm không kiểm soát

6. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là căn bệnh ở nữ giới do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu không rõ ràng do nguyên nhân gây bệnh thường là các loại vi khuẩn gây bệnh xã hội di chuyển gây biến chứng lên bộ phận này.

Người bị viêm vùng chậu sẽ tăng tỷ lệ vô sinh ở nữ giới, bên cạnh đó cũng là tình trạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Những người mắc bệnh mà không điều trị có thể sẽ phải chịu đựng những cơn đau vùng chậu kéo dài trong suốt nhiều năm.

7. Do bị viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là một hội chứng lâm sàng kéo dài không quá 6 tuần, mà nguyên nhân là do sự nhiễm trùng, biến chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Viêm mào tinh hoàn

Nam giới khi bị viêm mào tinh hoàn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau bìu đến vùng bụng, nhiều khi cơn đau quặn lại khiến nam giới khó chịu
  • Mào tinh hoàn sưng tấy, chảy mủ niệu đạo
  • Nhịp tim tăng lên và hạ huyết áp
  • Nhiều trường hợp người bệnh sốt, buồn nôn

8. Do tắc nghẽn đường tiết niệu

Đây là tình trạng dòng nước tiểu không thể chảy ra ngoài thay vào đó chảy ngược vào trong thận gây tổn thương thận. Triệu chứng thường gặp như:

  • Tiểu khó, dòng nước chảy chậm, ít, nhỏ giọt
  • Đi tiểu nhiều tiểu buốt đặc biệt vào ban đêm
  • Có thấy máu kèm trong nước tiểu

Quan sát các biểu hiện trên sẽ khó biết được bạn có đang bị tắc nghẽn đường tiết niệu không,để biết được cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra chi tiết.

9. Do tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc chữa bệnh ung thư hay một số loại thuốc kháng sinh sẽ gây ra tác dụng phụ như đi tiểu nhiều, tiểu buốt. Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên môn giải thích rõ hơn và có những biện pháp phòng tránh vấn đề này.

10. Do sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp

Đôi khi nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi đái buốt, đái nhiều không phải do mắc bệnh viêm nhiễm nào đó mà rất có thể là do sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù. Vùng kín luôn rất nhạy cảm nên nếu có sử dụng sản phẩm nào không phù hợp thì bộ phận này sẽ có phản ứng ngay để chúng ta biết và thay đổi.

Cụ thể những người thường xuyên sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh sẽ làm thay đổi môi trường vùng kín, gây kích thích và viêm nhiễm mà chúng ta không hay biết. Do đó khi gặp tình trạng đi tiểu buốt thì nên chú ý lại đến thành phần của sản phẩm mà mình sử dụng xem có thực sự phù hợp không.

Triệu chứng thường gặp khi mắc chứng đi tiểu buốt

Không chỉ có những triệu chứng điển hình như nóng rát vùng kín, khó chịu khi đi vệ sinh mà do nguyên nhân gây bệnh mà chứng đi tiểu buốt còn kèm theo các biểu hiện khác nữa. Nếu chúng ta thấy bản thân có thêm các triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Đi tiểu nhiều tiểu buốt kéo dài trong suốt một ngày
  • Bên cạnh cơn đau người bệnh thấy nhiệt độ cơ thể nóng lên, sốt ớn lạnh
  • Nước tiểu đào thải ra bên ngoài màu đục, có thể lẫn máu và có mùi lạ
  • Đau lưng hoặc vùng hông
  • Chẩn đoán tình trạng tiểu nhiều tiểu buốt

Trước khi đưa ra cách trị tiểu buốt bác sĩ cần tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị tiểu buốt phù hợp. Một số cách chẩn đoán bệnh mà bác sĩ thường áp dụng:

  • Nắm bắt về tiền sử mắc bệnh: Không chỉ đi khám đi đái buốt mà hầu hết các bệnh, bác sĩ sẽ hỏi để biết về tiền sử mắc bệnh. Cụ thể bác sĩ muốn biết người bệnh trước kia từng đi khám hoặc chữa bệnh về suy giảm miễn dịch hay bàng quang hoặc liên quan đến đường tiết niệu chưa,... Tiếp đó bác sĩ cũng hỏi về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp ở thời điểm hiện tại như có tiết nhiều dịch ở vùng kín không, có đau chỗ nào không,... Đồng thời hỏi về thói quen sinh hoạt và quan hệ tình dục của khách hàng để xác định mầm bệnh có thể lây truyền từ người khác không.
  • Tiếp đến thăm khám toàn thân: từ bên ngoài da, khớp tay chân, đến bên ngoài bộ phận sinh dục để xác định có dấu hiệu viêm nhiễm hay không. Ngoài ra với nam giới bác sĩ còn khám trực tràng để đánh giá kích thước và các thông số liên quan của tuyến tiền liệt.
  • Thực hiện các bài xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy một số mẫu như nước tiểu, dịch vùng kín để đem đi xét nghiệm, tìm ra mầm bệnh

Phương pháp điều trị đi đái buốt

Sau khi đã xác định chính xác nguyên nhân đi tiểu nhiều tiểu buốt thì bác sĩ có thể đề xuất một số cách chữa tiểu buốt dưới đây:

Dùng thuốc chữa đi đái buốt

Với những trường hợp nhiễm khuẩn hay bàng quang bị kích thích dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt thì có thể sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh. Công dụng của thuốc sẽ làm dịu bàng quang và giảm các triệu chứng tiểu buốt giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Còn những trường hợp triệu chứng tiểu buốt phức tạp hơn như bị viêm bàng quang kẽ thì cần thời gian điều trị dài hơn, thậm chí có người phải sau 4 tháng mới cải thiện được bệnh.

Trường hợp bị viêm tuyến tiền liệt thì sẽ sử dụng thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê đơn.

Lưu ý cụ thể đơn thuốc chữa trị tiểu buốt gồm những thuốc gì sẽ do bác sĩ có chuyên môn kê đơn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chữa tiểu nhiều tiểu buốt và sử dụng tại nhà nếu không sẽ gây ra các tác dụng phụ khó lường.

Các liệu pháp chữa trị tiểu buốt

Với những trường hợp tình trạng tiểu buốt nặng thì cần đến các liệu pháp chữa bệnh hiện đại mới điều trị khỏi bệnh được. Bệnh càng nặng thì phương pháp điều trị càng phức tạp và tốn nhiều thời gian hồi phục hơn.

Thay đổi cách sinh hoạt

Việc thay đổi cách sinh hoạt lành mạnh hơn cũng như tạo cho chính bản thân thói quen tốt sẽ giúp các triệu chứng đi đái buốt được cải thiện nhanh chóng. Nếu tại bộ phận sinh dục sẩn ngứa ngáy thì cần xem xét các sản phẩm sử dụng có chất gây kích ứng da không. Nữ giới khi vệ sinh vùng kín không nên thụt rửa quá sâu sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Đồng thời người bệnh còn được hướng dẫn cách xoa bóp tuyến tiền liệt hay tắm nước ấm để làm giãn cơ từ đó đường tiểu thông thoáng hơn, mỗi lần đi tiểu hiện người bệnh cũng bớt cảm thấy khó chịu hơn.

Cần chú ý bổ sung nhiều nước để làm loãng nước tiểu, để khi đi tiểu sẽ có nước, giảm cơn đau khi đi tiểu tiện. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần nghỉ ngơi một cách hợp lý để sức khỏe dần ổn định, sức đề kháng tốt lên đẩy lùi các triệu chứng của đi tiểu buốt.

Cách phòng ngừa tiểu buốt

Để tránh không gặp phải các hệ lụy của tình trạng đi tiểu buốt thì bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ các lưu ý phòng tránh chứng tiểu buốt, gồm có:

  • Cần kiểm tra kỹ thành phần trước khi sử dụng các sản phẩm dung dịch tẩy rửa có mùi thơm hay nồng độ pH quá cao, từ đó giảm kích ứng cơ niêm mạch
  • Trong quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để ngăn chặn lây nhiễm bệnh xã hội
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận và đúng cách (từ trước ra sau) và lau khô vùng kín trước khi mặc đồ
  • Uống đủ nước, đi tiểu ngay khi có cơn, tuyệt đối không nhịn tiểu để hệ bài tiết hoạt động tốt đẩy hết vi khuẩn ra ngoài.
  • Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, đồ uống có cồn,...
  • Nếu thực sự mắc các bệnh về đường tiết niệu hay bệnh viêm nhiễm phụ khoa nam khoa thì cần đi thăm khám và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

Đi kiểm tra đi đái buốt ở đâu, có thể tham khảo địa chỉ phòng khám đa khoa Thái Hà - cơ sở tại số 11 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám Thái Hà đã có thương hiệu và nổi tiếng về chất lượng chữa bệnh trong lĩnh vực liên quan đến đường tiết niệu, phụ khoa và nam khoa.

phòng khám nam khoa ở đâu tốt nhất uy tín

Ưu đãi khám nam khoa tổng quát chỉ với 320k - Liên hệ 0378.669.440 (gọi hoặc kb zalo) miễn phí

Nếu ngại chưa muốn đi khám thì khách hàng có thể liên hệ trước đến hotline của phòng khám Thái Hà gặp bác sĩ tư vấn để có hướng giải quyết chứng tiểu nhiều tiểu buốt nhanh chóng. Mọi câu hỏi đều được bác sĩ nhiệt tình giải đáp nhanh chóng và miễn phí toàn bộ quá trình tư vấn online. Đăng ký thông tin đi khám bệnh tại phòng khám Thái Hà khách hàng sẽ nhận các gói ưu đãi như gói khám tổng quát nam khoa, phụ khoa chỉ 320.000 đồnggiảm 30% phí điều trị tiểu phẫu cùng nhiều gói khám với chi phí hợp lý khác.

Ngoài ra khách hàng có thể hoàn thiện quy trình làm thủ tục giấy tờ trực tuyến khi cung cấp cho bác sĩ các thông tin về họ và tên, số điện thoại, địa chỉ. Phòng khám Thái Hà lưu ý đến khách hàng không được cung cấp các thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng,...và phòng khám không yêu cầu đặt cọc phí trước.

Chính vì thế nếu trường hợp có người yêu cầu đặt cọc phí trước thì rất có thể đây là địa chỉ y tế giả mạo phòng khám và chắc chắn là cơ sở kém chất lượng.

Tiểu buốt là hiện tượng không hiếm gặp trong sinh hoạt thường ngày nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bởi chứng tiểu buốt rất có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Để đảm bảo sức khỏe của chính mình, mỗi chúng ta nên tạo dựng thói quen sống khoa học, đi vệ sinh kịp thời, không được nhịn tiểu. Trong trường hợp đi tiểu buốt kèm thêm các triệu chứng khác thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra và điều trị nhanh chóng, hạn chế đối đa nguy cơ bệnh biến chứng.

Cập nhật lần cuối: 10-12-2024 13:49:24